SÂU RĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH MANG THAI NHƯ THẾ NÀO?

SÂU RĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH MANG THAI NHƯ THẾ NÀO?

Sâu răng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nhưng nó ảnh hưởng như thế nào đối với phụ nữ đang mang thai? Cách chữa sâu răng khi mang thai là gì?

Mời các bạn xem bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi nội tiết tố cũng như bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, vi khuẩn gây sâu răng có nhiều cơ hội để phát triển. Hầu như phụ nữ nào đang mang thai cũng được các ông chồng và gia đình bồi bổ những loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Nếu họ không chăm sóc răng miệng tốt sẽ tạo một môi trường cho vi khuẩn gây ra sâu răng phát triển. Nếu phụ nữ đang mang thai nên chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng cho đứa bé.

Dưới đây là một số bước các mẹ có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình:

– Gặp nha sĩ để điều trị sâu răng (nếu có).

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa hằng ngày.

– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng có tính kháng khuẩn để giúp làm giảm các vi khuẩn gây sâu răng trong miệng.

– Thông thường mẹ mang thai hay bị răng nhạy cảm nên sử dụng kem đánh răng dành cho răng ê buốt.

Một số phụ nữ mang thai không muốn gặp nha sĩ vì họ nghĩ rằng các cách chữa sâu răng của bác sĩ sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Họ không biết rằng, chăm sóc sức khỏe răng riệng khi mang thai sẽ giúp giữ cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Phụ nữ mang thai có răng miệng khỏe mạnh ít có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Mẹo chăm sóc răng miệng trước và trong khi mang thai

Trước khi mang thai

Hãy gặp nha sĩ trước khi bạn muốn có thai. Bằng cách này, răng của các bà bầu tương lai sẽ được làm sạch chuyên nghiệp và các vấn đề về răng miệng khác sẽ được chẩn đoán một cách kỹ càng và điều trị trước khi mang thai.

Trong khi mang thai

Hãy nói với nha sĩ là bạn đang mang thai. Nên tránh điều trị sâu răng hay can thiệp nha khoa trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Bạn có thể khám răng miệng định kỳ ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Nếu được thì điều trị nha khoa nên hoãn lại cho đến khi em bé được sinh ra.

Nếu trong thai kỳ mẹ bầu phát hiện có sâu răng, hãy liên hệ với nha sĩ để có cách điều trị phù hợp và làm giảm mức độ ảnh hưởng của sâu răng. Hãy chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, một quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện để em bé phát triển tốt và không bị sâu răng nhé các mẹ!

Theo: http://www.psvietnam.com.vn/


Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.