3. Vô cảm trong phẫu thuật:
Vô cảm trong phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt có thể dùng phương pháp gây mê hoặc gây tê. Những phẫu thuật đơn giản như chỉnh cằm, chỉnh mũi … có thể sử dụng phương pháp gây tê. Còn những phẩu thuật đòi hỏi nhiều thời gian, bóc tách nhiều, phẩu trường rộng ta cần phải dùng phương pháp gây mê. Dù sử dụng phương pháp nào nhưng cũng phải đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả kinh tế.
4. Phương pháp phẫu thuật:
Độn ghép chất liệu:
Trong bài ” phẫu thuật nâng mũi của người Á Đông ”được đăng trong ấn phẩm Mốt Trẻ tháng 10/2008 đã đề cập đến vật liệu được dùng để độn ghép. Cũng giống như trong phẩu thuật nâng mũi, ta sử dụng chất liệu độn được chọn và chuẩn bị để ghép độn vào nơi thiếu hõm: Gò má thấp, cung mày trợt, trán trợt, cằm lẹm, má hóp… Khoang đặt chất liệu độn phải vừa đủ rộng. Có thể cố định chất liệu độn vào nơi tiếp nhận bằng nẹp, ốc hoặc chỉ khâu, tùy theo trường hợp.
Lấy bớt tổ chức:
Tổ chức được lấy bớt trong phẫu thuật chỉnh hình chủ yếu là xương. Sau khi rạch da, bóc tách cơ đi tới trực tiếp phần xương cần can thiệp. Ta dùng máy khoan, mài hoặc cắt chuyên dụng để lấy hoặc gọt bỏ phần xương đã định. Sau phẩu thuật bề mặt xương còn lại nên gọt dũa cho được trơn láng và được cầm máu kỹ. Phẩu thuật này được áp dụng trong nhưng trường hợp: Gọt ụ trán, chỉnh cung mày, hạ thấp đôi gò má, cằm bạnh.
5. Đường rạch phẫu thuật:
Cả hai phẩu thuật độn ghép chất liệu hoặc lấy bớt tổ chức đều có thể đi chung đường rạch phẫu thuật, nhưng đường rạch phẫu thuật lấy bớt tổ chức có thể dài hơn và phẫu thuật rộng hơn. Có thể đi ngoài da hoặc trong miệng tùy theo vị trí cần can thiệp phẫu thuật nhưng cho kết quả an toàn thẩm mỹ. Thường thì đường rạch phẩu thuật trong miệng khó thao tác nhưng có tính thẩm mỹ cao.
6. Biến chứng có thể gặp:
Cũng trong bài “Phẫu thuật nâng mũi của người Á Đông” đã đề cặp đến một số biến chứng có thể gặp trong phẩu thuật nâng mũi. Ở đây ta có thể nêu thêm một số biến chứng trong phẫu thuật chỉnh hình vùng hàm mặt.
+ Chảy máu: Vì là một phẫu thuật phức tạp, vùng cần can thiệp nằm ở lớp sâu nên dễ xảy ra nguy cơ chảy máu trong lúc phẫu thuật cũng như hậu phẫu nếu ta không cẩn thận và cầm máu không kỹ.
Liệt nhánh thần kinh mặt: Trong phẫu thuật chỉnh hình xương gò má nếu đường rạch phẫu thuật ngoài da theo đường Tai – Thái dương – Trán – Đỉnh thì cần nên cẩn trọng với các nhánh thái dương của dây thần kinh mặt. N ếu tổn thương các nhánh này có thể dẫn tới liệt vận động các cơ bám da vùng trán, vùng hốc mắt…
Trong phẫu thuật chỉnh hình góc hàm, khi cần gọt nhỏ thon vùng góc hàm, nếu đường rạch đường phẫu thuật ngoài da, thì nên cẩn trọng với nhánh thần kinh bờ hàm dưới, nếu tổn thương thần kinh nhánh này có thể gây liệt các cơ bám da vùng môi dưới.
Tổn thương ống thần kinh răng dưới: Nếu cắt gọt quá nhiều xương vùng góc hàm, vùng cành ngang xương hàm dưới, vùng cằm thì có thể gây tổn thương bó mạch thần kinh răng dưới gây chảy máu và mất cảm giác bờ môi dưới.
Nói chung, phẫu thuật vùng hàm mặt là những phẫu thuật phức tạp và có tính chuyên môn cao. Vì vậy, khi tiến hành phẫu thuật phải hết sức cẩn trọng,cần có cái nhìn tổng quát để đạt được hiệu quả an toàn, hiệu quả thẩm mỹ nhất. Sự biến đổi cấu trúc khuôn mặt là hoàn toàn có thể. Với kết quả tốt đẹp khuôn mặt chữ điền biến thành khuôn mặt trái xoan là trong tầm tay của Bác Sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
“Nhớ gì? Nhớ mặt trái xoan
Nép vành nón lá bước mòn lối xưa.”