NẾU NGHĨ RĂNG SỮA KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG RĂNG VĨNH VIỄN? BẠN ĐÃ SAI!

NẾU NGHĨ RĂNG SỮA KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG RĂNG VĨNH VIỄN? BẠN ĐÃ SAI!

Răng sữa còn là nhân tố kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhờ vào cử động nhai, đồng thời giữ chỗ và định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Giúp cho trẻ phát âm chuẩn hơn, giúp trẻ có nụ cười xinh tươi và rạng rỡ là những ích lợi tuyệt vời của răng sữa khỏe mạnh.

Thế nhưng theo thống kê vừa được Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương công bố thì hiện nay có đến 81% trẻ em từ 4 đến 8 tuổi bị sâu răng sữa, 16% bị sâu răng vĩnh viễn và 25,3% mất răng sữa trước tuổi. Đây không chỉ là con số tỉ lệ đáng báo động mà còn là hồi chuông cảnh báo đối với những bậc cha mẹ đang lơ là việc chăm sóc răng miệng con em mình.

Trẻ bị sâu răng do đâu?

Sâu răng sữa ở trẻ em có thể xuất hiện trước 12 tháng tuổi, nhưng vì nhiều nguyên nhân mà tình trạng này sẽ có thể tăng dần cho đến khi trẻ 8 tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị sâu răng bao gồm những trẻ thường xuyên dung đồ ăn có hàm lượng đường cao (bánh kẹo ngọt, nước giải khát có gaz, các món quà vặt,…)

Thế nhưng các bậc cha mẹ lại thường khá chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nhiều cha mẹ quan niệm răng sữa chỉ tồn tại vài năm, sau đó sẽ được thay răng mới vì vậy rất nhiều trẻ em không được quan tâm việc đánh răng trước khi đi ngủ mà thay vào đó chỉ súc bằng nước lọc. Chính việc này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và hình thành các lỗ sâu răng, trong khi việc chăm sóc răng miệng cho trẻ lại không được phụ huynh quan tâm đúng mực. Hậu quả là không ít trẻ mất răng sữa sớm dẫn đến bị sún, răng vĩnh viễn mọc xô lệch, kém phát triển khả năng nhai, phát âm không chuẩn. Sâu răng sữa không những làm kém phát triển thẩm mỹ của răng vĩnh viễn về sau mà còn gây ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe cơ thể trẻ.

Cần hành động ngay để phòng tránh sâu răng sữa cho trẻ

Các bác sĩ nha khoa cho rằng trách nhiệm lớn nhất là ở phụ huynh. Vì vậy để dự phòng các bệnh răng miệng và biến chứng, cha mẹ cần quan tâm công tác phòng bệnh và điều trị sớm như hạn chế con cái ăn nhiều đồ ngọt, cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng/ lần. Ở phương diện gia đình, các bậc phụ huynh nên tìm cách tạo lập thói quen đánh răng đầy đủ sáng và tối cho trẻ.

Cùng đánh răng với con, những bài học sinh động, những câu chuyện hài hước về răng miệng sẽ là phương cách hữu hiệu giúp trẻ tìm được niềm vui đánh răng mỗi ngày, luôn giữ nụ cười xinh.

Theo: http://www.psvietnam.com.vn/


Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.