Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Một cách để kiểm tra liệu bạn có bị hôi miệng hay không là dùng tay che miệng và mũi, thổi ra, và ngửi hơi thở của mình. Một cách khác là hỏi người mà bạn tin tưởng rằng hơi thở của bạn có mùi hay không.

Luôn nhớ rằng có nhiều người bị chứng “hơi thở buổi sáng”, đó là kết quả của sự giảm tiết nước bọt trong khi ngủ và tạo điều kiện acid và thức ăn thừa thối rữa ra trong miệng bạn. Chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách trước khi đi ngủ, chải răng và lưỡi vào buổi sáng, thường sẽ hạn chế chứng hôi miệng vào buổi sáng.

Trị hôi miệng

Hôi miệng thường do 2 nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong và bên ngoài

Các nguyên nhân ngoài miệng:

Khoảng 10 % trường hợp hôi miệng là do nguyên nhân ngoài miệng. Các bệnh lý đườnghô hấp như viêm xoang mũi,viêm cuống họng, cuống phổi hay sinh mù trong phổi đều có thể làm hôi miệng.

(Các bệnh lý toàn thân gây hôi miệng như bệnh tiểu đường (mùi Aceton), bệnh suy thận(mùi cá ươn), bệnh gan(mùi trứng ung pha với tỏi)… Một người khi tự nhiên đột ngột sinh chứng hôi miệng nặng thì phải nghĩ một bệnh lý toàn thân nào đó.

Nhiều người cho rằng bệnh dạ dày ( bao tử) gây hôi miệng nhưng thực sự bệnh bao tử không ảnh hưởng đến chứng hôi miệng vì thực quản thường thì ép chặt lại, hơi không xông ngược lên được.

  • Một số thức ăn gây hôi miệng như hành,tỏi,trứng,cá…Do trong quá trình tiêu hóa các hợp chất sulfur được tạo ra và ngấm vào máu, đưa đến phổi và phóng thích ra hơi thở gây hôi miệng tạm thời trong nhiều giờ hoặc vài ngày.
  • Một số thuốc uống cũng tẩy hôi miệng như thuốc cảm, thuốc dị ứng,thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm…
  • Ở phái nữ thì các thay đổi về chất nội tiết vào thời gian trứng rụng như thời gian có kinh nguyệt có thể làm cho hơi thở có mùi đặc biệt

Nguyên nhân trong miệng:

Khoảng 90% trường hợp hôi miệng là do nguyên nhân ở miệng. Hôi miệng là do các vi khuẩn phân hủy Protein bên trong hốc miệng tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.

Vi khuẩn gây hôi miệng là vi khuẩn kỵ khí phải thường chú ẩn dưới mảng bám răng,trong khe niếu,trong túi nha chu và giữa những khe hở của niêm mạc lưng lưỡi .

Nguồn Protein đến từ mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn và tế bào mô chết tróc từ niêm mạc miệng.

Tóm lại bất cứ bệnh lý tình trạng nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và thức ăn hoặc tế bào chết tích tụ,nơi đó quá trình phân hủy xảy ra và mùi hôi hình thành. Những tình trạng,bệnh lý thường gây hôi miệng nhất là vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn,bệnh nha chu, khô miệng.

Một số cách trị hôi miệng 

– Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.

– Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh;

– Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars;

 – Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.

– Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm;

– Bớt uống cà phê

 – Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm một lần để lau chùi răng

– Các mỹ phẩm làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.

– Thuốc xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.

– Dùng giấm táo súc miệng: Bạn có thể sử dụng giấm táo như là một nước súc miệng để chống lại vấn đề hôi miệng. Thêm nửa muỗng canh giấm vào một ly nước và súc miệng trong khoảng 10 giây.

– Sử dụng Baking Soda với kem đánh răng: Baking soda làm việc bằng cách thay đổi mức độ pH (độ axit) trong miệng của bạn giúp ngăn sự phát triển của các vi khuẩn gây hôi miệng.

– Sử dụng dầu cây trà với kem đánh răng: Dùng kem đánh răng với dầu cây trà có thể là một phương thuốc hiệu quả cho hơi thở có mùi. Bạn cần phải thêm một giọt dầu vào kem đánh răng của bạn trước khi đánh răng. Bạn cũng có thể chuẩn bị nước súc miệng với dầu cây trà bằng cách thêm 3 giọt cho một tách nước ấm. Súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn.

– Ăn trái cây họ cam quýt: Khô miệng thường gây ra hôi miệng. Nếu nguyên nhân gây ra hôi miệng là miệng khô, nên ăn trái cây như cam và chanh.  Acid citric trong các loại trái cây, kích thích tiết nước bọt, giúp loại trừ một số vi khuẩn gây ra hôi miệng.

– Nhai mùi tây:  Chất diệp lục, một chất khử trùng nhẹ, có nhiều trong rau mùi tây, nhai lá rau mùi tây sẽ trung hòa hơi thở hôi. Bạn cũng có thể cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách ăn mùi tây, cách này sẽ làm giảm khí đường ruột, ngăn ngừa hơi thở có  mùi…


Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.